Hướng dẫn tìm kiếm ý tưởng sáng tác mới

Kristen Kieffer
Kristen Kiefferhttps://www.kristenkieffer.co/
Kristen Kieffer là một nhà văn viết tiểu thuyết kỳ ảo và là tác giả của Build Your Best Writing Life và Self-Publishing Simplified.

Đôi khi, cảm hứng sáng tác đến với chúng ta vào những thời điểm mà chúng ta không ngờ nhất như khi đi tắm, khi đang lái xe, khi chúng ta đang thư giãn bằng cách thả lỏng. Những khoảnh khắc này khiến chúng ta thăng hoa nhưng rất khó để tìm lại cảm hứng sáng tác một lần nữa.

Không những vậy, dường như chúng ta càng tập trung tìm kiếm ý tưởng thì chúng lại càng chẳng tìm thấy bất cứ thứ gì. Thiếu cảm hứng có thể là nguyên nhân khiến chúng ta rơi vào cái bẫy càng ngày càng thất vọng và không thể cầm bút. Vậy thì, làm thế nào chúng ta có thể vượt qua trở ngại này và sáng tạo ra những câu chuyện tuyệt vời giống như các nhà văn nổi tiếng đã từng làm được?

Hôm nay, tôi sẽ chia sẻ ba phương pháp siêu hiệu quả giúp bạn tìm được cảm hứng ngay lập tức. Nhưng trước tiên, hãy dành một chút thời gian để khám phá xem cảm hứng sáng tác thực ra là gì…?

Ý tưởng sáng tác đến từ đâu?

Ở Hy Lạp cổ đại, Nine Muses được coi là nữ thần truyền cảm hứng sáng tác. Được thần Nine Muses phù hộ là cách để một người trở lên xuất sắc trong lĩnh vực nghệ thuật và sáng tạo như âm nhạc, khiêu vũ, thơ ca và các lĩnh vực khoa học, toán học và địa lý.

Mặc dù từ lâu, Tôn giáo Hy Lạp cổ đại đã lùi sâu vào quá khứ và trở thành một huyền thoại. Nhưng, nguồn cảm hứng sáng tác vẫn luôn luôn tồn tại bên trong mỗi chúng ta. Bằng chứng là chúng ta luôn luôn sáng tạo và sáng tạo mỗi ngày bằng cách không ngừng tìm cách hoàn thiện bản thân và cải thiện chất lượng cuộc sống cho gia đình mình. Nhưng, không dễ để chúng ta khơi gợi và khai mở được nguồn cảm hứng này!

Vậy thì cảm hứng sáng tác đến từ đâu? Trong cuốn Build Your Best Writing Life, tôi đã chia sẻ câu trả lời của mình cho câu hỏi này:

“Sự sáng tạo nở rộ trong một trạng thái được gọi là thiền định. Nhưng bạn không nhất thiết phải thiền để vào trạng thái này. Trạng thái thiền đơn giản chỉ là trạng thái mà tâm trí bạn gần như trống rỗng. Nghĩa là bạn quan sát mọi thứ diễn ra xung quanh mà không có bất cứ một suy nghĩ, mục đích hay thành kiến nào. Thậm chí, bạn có thể nhớ lại một số lần bạn đã có trải nghiệm này.

Nhớ lại những lần cảm hứng sáng tác ùa đến khi bạn đang tắm, đang lái xe trên một tuyến đường quen thuộc hoặc chìm vào giấc ngủ. Trong những khoảnh khắc đó, bạn cảm thấy thoải mái, bình tĩnh, hoặc thậm chí buồn chán. Và do đó, để giải trí, tâm trí của bạn bắt đầu sáng tạo. Đây là những gì xảy ra trong trạng thái thiền định. Bạn giải phóng không gian để trí tưởng tượng của bạn hoạt động tự do. Và đột nhiên, dù không chủ ý sáng tạo, cảm hứng sáng tác sẽ bao trùm lấy bạn và bạn có thể mặc sức bạn khai thác hết tiềm năng sáng tạo của mình”.

Cảm hứng sáng tác không đến từ hư không. Thật ra, mọi cảm hứng của bạn đều được nuôi dưỡng và hình thành bằng cách lắp ghép những mảnh thông tin mà bạn đã có. Có nghĩa là, trước đó, bạn cần làm việc chăm chỉ để có những mảnh thông tin, nó chính là thức ăn để nuôi dưỡng và tạo ra cảm hứng sáng tác khi bạn ở trong trạng thái thiền định.

3 cách hình thành ý tưởng sáng tác mới

Tôi khuyên bạn nên sử dụng các phương pháp động não sau đây để vừa phát triển ý tưởng mới và vừa cung cấp nguồn thức ăn để nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác khi bạn ở trạng thái thiền định:

Cách #1: Ăn cắp như một nghệ sĩ

Trong cuốn Nghệ Thuật Đánh Cắp Ý Tưởng của Austin Kleon, tác giả đã chỉ ra rằng tất cả các câu chuyện và các tác phẩm nghệ thuật đều chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm có trước nó.

Khi thừa nhận không có bất cứ tác phẩm nào hoàn toàn nguyên bản, thì mọi câu chuyện và các tác phẩm đều có thể trở thành nguồn cảm hứng sáng tác của bạn. Bằng cách tích cực tìm kiếm nguồn cảm hứng trong những câu chuyện mà chúng ta đọc và những sự kiện diễn ra trong cuộc sống thường ngày, chúng ta có thể nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác của chính mình.

Để đánh cắp ý tưởng như một nghệ sĩ, hãy xem xét những gì bạn thích và không thích trong những câu chuyện mà bạn đã đọc. Bạn muốn khám phá khía cạnh nào của câu chuyện hay? Bạn muốn tránh những khía cạnh tiêu cực nào?

Bạn cũng có thể nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác từ những sở thích khác trong cuộc sống của mình như lịch sử, thể thao hoặc quan sát xã hội. Bạn có thể lấy những khái niệm và ý tưởng nào từ những sở thích này để tạo nên một ý tưởng câu chuyện thú vị?

Cách #2: Chơi trò trả lời câu hỏi

Trọng tâm của việc kể chuyện là trả lời câu hỏi “điều gì xảy ra nếu?”.

  • Điều gì sẽ xảy ra nếu một thiên hà bị cai trị bởi một đế chế thối nát?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhà quý tộc giàu có phải lòng một người phụ nữ ghét anh ta?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu một quốc gia châu Phi thuộc thế giới thứ ba bí mật là quốc gia giàu có nhất trên trái đất?

Đặt câu hỏi “điều gì xảy ra nếu?” là một cách hiệu quả để tạo ra những ý tưởng cho những câu chuyện mới. Tất cả những gì bạn phải làm là đặt câu hỏi và trả lời những câu hỏi này. Dựa trên sở thích và kinh nghiệm của bạn, bạn có thể đặt ra bao nhiêu câu hỏi “điều gì xảy ra nếu?”

Khi bạn tạo ra một danh sách lớn các câu hỏi, hãy chọn và sử dụng các ý tưởng thú vị nhất rồi thử thách bản thân viết ra một câu chuyện mới dựa trên những câu hỏi đó.

Cách #3: Kết nối cảm xúc

Cảm xúc là trọng tâm của tất cả các câu chuyện; câu chuyện mà các nhà văn thích kể nhất là câu chuyện có mối liên hệ cảm xúc mạnh mẽ nhất với nhà văn. Những câu chuyện này cũng là những câu chuyện mà người đọc dễ dàng đồng cảm, nhập tâm vào câu chuyện nhất.

Do đó, sáng tạo những câu chuyện có mối liên hệ với cảm xúc của bản thân là cách tuyệt vời để nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác. Hãy cảm nhận cảm giác hy vọng, sợ hãi, đau đớn và hạnh phúc anht hưởng như thế nào đến bạn? Và làm thế nào nào để đưa những cảm xúc này vào tác phẩm của bạn?

Nếu bạn không chắc chắn về cách làm, hãy cân nhắc sử dụng kết hợp những cảm xúc này với sở thích và ý tưởng từ các phương pháp động não khác. Ví dụ: bạn là người sống nội tâm, không khéo ăn nói và xây dựng các mối quan hệ bạn, thích cuộc sống đơn giản và tự tại…

Lưu ý quan trọng: mục đích của việc nuôi dưỡng cảm hứng sáng tác là để tạo ra khuân mẫu cho một câu chuyện chứ không phải cốt chuyện. Việc bạn có cảm hứng mạnh mẽ với một ý tưởng nào đó không có nghĩa là nó có đầy đủ tiềm năng để phát triển thành một câu chuyện đầy đủ. Vì vậy, bạn nên đánh giá tiềm năng của ý tưởng trước khi phát triển nó.

Bình luận

- Advertisement -spot_img

Bài mới